Hướng dẫn viết bài review affiliate hay & tỉ lệ chuyển đổi cao (Phần 1)

Có một cách làm với website affilate đơn giản nhưng hiểu quả mà nhiều người hay sử dụng đó là chúng ta sẽ viết bài review (đánh giá) về sản phẩm đặt trên website, rồi SEO cho bài review đó lên top, để những khách hàng search google tìm thông tin review về sản phẩm đó sẽ truy cập vào site và mua hàng. Hoặc cũng có thể khách hàng đến với website của bạn từ 1 từ khóa khác, nhưng thấy bài review liên quan và sẽ đọc.
1. Tìm hiểu thông tin đủ sâu về sản phẩm
Nếu bạn tự viết hay có writer nào đó viết cho bạn, đều phải thực hiện tốt công đoạn này vì nếu bạn không làm công việc nghiên cứu thông tin, thâm nhập kiến thức của thị trường sản phẩm bạn định viết, sang các công đoạn tiếp theo bạn sẽ không biết gì luôn.
Vậy những thông tin về sản phẩm bạn sẽ tìm ở đâu, đọc ở đâu là đủ ? Có những nguồn sau đây để bạn nghiên cứu thông tin :
- Website của nhà sản xuất sản phẩm. Hiện nay việc thực hiện một website gần như là công việc tối cần thiết của mọi công ty, nhà sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm. Tại trang chủ của họ, bạn sẽ tìm được những thông tin cần biết về sản phẩm, nhãn hàng.
- Nếu bạn làm Affiliate cho sản phẩm tại Amazon, tại đây sẽ có đầy đủ những thông tin bạn cần.
- Tìm hiểu từ Google những “đối thủ cạnh tranh” của sản phẩm đó, bằng việc này bạn sẽ hiểu rõ thông tin ưu điểm & nhược điểm sản phẩm bạn đang làm, có gì hay ho hơn các sản phẩm khác cùng chức năng, bạn sẽ có nhiều thông tin hơn cho bài review sắp viết
- Salepage (trang bán hàng) chính thức của sản phẩm. Đặc biệt với các Affiliate Marketers làm sản phẩm số, họ rất quan tâm đến Salepage chính thức của sản phẩm mà người bán hàng tạo ra, tại trang bán hàng sẽ có đầy đủ mọi thông tin, video demo cách dùng sản phẩm, những tính năng, lợi ích khi sử dụng sản phẩm mà bạn hoàn toàn nên có trong bài review của mình.
- Đọc bài review của những website khác. Dĩ nhiên rồi, thế giới rộng lớn, Affiliate Marketing ngày càng phát triển thì chắc chắn một sản phẩm không bao giờ chỉ có một mình bạn làm, có rất nhiều bài review hay khác của những blogger khác bạn nên đọc để biết những thông tin nào cần phát huy, những yếu tố nào bạn có thể làm tốt hơn họ.
Như vậy, với những nguồn thông tin đã tìm, nếu bạn có kĩ năng research tốt, thu thập đủ thông tin, bạn đã có thể chuyển sang công đoạn tiếp theo để hình thành một bài đánh giá sản phẩm hoàn hảo.
2. Cần có những yếu tố chạm vào tâm lý người đọc.
Hiện nay Affiliate Marketing càng phát triển, càng cạnh tranh, càng nhiều người làm thì bạn nhất định phải có những yếu tố nào đó giúp cho bạn khác biệt với họ. Website của bạn, đánh giá sản phẩm của bạn cũng phải có những yếu tố giúp bạn nổi bật hơn.
Bên cạnh đó, hãy nghĩ đến một vài vấn đề thực tế như : người dùng ngày càng thông minh và họ cũng sẽ ngày càng nhàm chán với những Affiliate Site chỉ luôn nói tốt, hoa mỹ về sản phẩm chứ chẳng cho họ một quan điểm, góc nhìn thực tế về quyết định có nên mua mặt hàng này hay không.
Đó là về người dùng, còn về phía Google, Google đặc biệt không thích những trang Affiliate chỉ lợi dụng người dùng mua hàng, click vào affiliate link để ăn hoa hồng với những bài review dài 500 từ, hay 600-700 từ. Bạn không cung cấp thông tin hữu ích thật sự, bạn tự đào thải khỏi Google. (Đọc thêm về thin content )
Vì vậy, bạn phải cần những yếu tố khác biệt so với những bài review nhàm chán, thay vào đó, bạn nên đánh vào tâm lý khách mua hàng với nhiều phương thức, và kỹ thuật khác nhau như copywriting, tạo sự đồng cảm, khoanh vùng đối tượng, tạo cầu nối,…
Bạn phải làm sao cho khi khách hàng vào trang review của bạn là họ có thể nhận thấy “đây là những thông tin mình cần tìm” và có tỷ lệ cao bấm vào link affiliate rồi mua hàng, chứ không đi tìm những thông tin ở các website affiliate khác nữa.
Hãy đọc tiếp những mục sau đây, mình sẽ chỉ cho bạn cách áp dụng từng bước vào bài review.
3. Overview Box – hãy bổ sung nó ngay bây giờ !
Nếu bạn đã từng đọc qua nhiều bài review, bạn sẽ đều lưu ý đến một bảng gọi là tóm tắt về sản phẩm thường được đặt ở ngay đầu trang hoặc đầu bài review.
Các Affiliate Marketers thế giới đều thừa nhận rằng, Overview Box là một trong những thành phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất trên trang.
Mọi người đều luôn bận rộn và có ít thời gian và hơn hết họ không đủ siêng để đọc những thông tin tràn lan. Vì vậy một hộp thông tin thống kê nhanh những gì cần biết về sản phẩm đặt ngay đầu trang là những gì bạn cần có nếu muốn thu hút sự chú ý của họ.
Có 2 công dụng chính của một Summary Box mà bạn cần biết :
- Bắt kịp và thúc đít ngay hành động mua hàng của một Searcher đang có nhu cầu mua hàng rất cao. Những người này bạn gọi họ là Buyer luôn cũng được, vì họ gần như chỉ đang cần một quan điểm tốt nữa về sản phẩm là sẽ thực hiện mua hàng.
- Thống kê nhanh những đánh giá tổng quan về sản phẩm và cung cấp cho độc giả một nút CTA để click ngay từ đầu.
Ví dụ về một bảng Summary Box đầy đủ khác bao gồm ít nhất 6 thành phần như hình (bạn xem hình kĩ nhé) :
- Là một câu ngắn để xác định về sản phẩm và mục đích sử dụng của nó.
- Dấu sao rating đặt bên dưới mỗi tính năng nổi bật của sản phẩm.
- Thống kê Pros & Cons (Ưu và Nhược điểm) của sản phẩm. Bạn nên cho vào ít nhất 2 nhược điểm của sản phẩm để người đọc có thể có cảm giác ngay từ đầu là bài viết của bạn không phải 1 bài review thiên vị cho sản phẩm để ăn tiền hoa hồng.
- Một đoạn đánh giá ngắn chung nhất về sản phẩm. Nêu ra những quan điểm chung nhất của bạn thôi, trong giới hạn 1-2 đoạn ngắn là được.
- Kêu gọi hành động CTA.
- Giá của sản phẩm.
Bảng đánh giá tổng quan về sản phẩm bạn có thể làm dễ dàng bằng các plugin hỗ trợ như AuthorhReview hay xài Thrive Content Builder là bạn có thể tự tạo một cái bảng nhiều thành phần hay ho như vậy.
4. Gắn kết với người đọc bằng kỹ thuật “cá nhân hóa”
Nếu ở bước 1 bạn đã tạo được một ấn tượng tốt với người đọc và họ vẫn tiếp tục lăn chuột xuống đọc tiếp nội dung, thì giờ là lúc bạn phải sử dụng các kỹ thuật về content marketing để khiến cho bài review của bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bạn hãy nhớ là, mọi nhu cầu tìm kiếm thông tin của Searcher đều là để họ tìm được câu trả lời, giải pháp cho vấn đề của họ đang gặp phải. Bạn phải làm sao để có thể khiến họ không rời mắt khỏi bài review.
Ví dụ bạn có thẻ tạo 1 nét gần gũi với độc gải, những vấn đề bạn gặp phải và sản phẩm đã giải quyết cho bạn như thế nào. Như vậy bạn mới gắn kết được với người đọc, đó là cách để cho người đọc nhìn thấy được hình ảnh của họ qua ngôn ngữ của bạn.
Những người có nhu cầu mua hàng, họ không search từ khóa “Tên sp + review” chỉ để đọc những tính năng ưu việt của sản phẩm, những thông tin đó họ coi trên salepage trình bày còn đẹp hơn trong bài review của bạn nữa.
Mà cái họ muốn đọc, đó là kinh nghiệm, chỉ dẫn từ bạn, lời giới thiệu từ bạn rằng những tính năng sản phẩm có, giúp họ giải quyết những vấn đề cụ thể nào.
Áp dụng kỹ thuật gắn kết, cảm thông với độc giả trong bài đánh giá sản phẩm như thế nào là hợp lý ? Mình sẽ chỉ ra 4 yếu tố bạn có thể áp dụng vào bài review để đảm bảo tính chất này:
- Sử dụng giọng điệu thân thiện : Lời văn của bạn nên gần gũi nhất có thể, và sử dụng phong cách đối thoại chứ đừng bủa vây độc giả bằng một bài văn học thuật, diễn thuyết. Chỉ có giọng điệu đối thoại mới giúp bạn giữ họ ở lại tiếp tục cuộn chuột mà đọc hết nội dung. Hãy cho họ thấy là, họ vào đây, và đọc những chia sẻ của bạn giúp cho họ giải quyết vấn đề.
- Chia sẻ về vấn đề của bạn : Hãy kể chuyện ! Nếu nói một chìa khóa của những Content Marketing thành công thì mọi Marketer đều sẽ trả lời đó là kỹ thuật kể chuyện “Story Telling”. Trước khi bạn đề cập đến sản phẩm, hãy kể cho họ nghe về những vấn đề của bạn trước và sau khi sử dụng sản phẩm này.
- Nhấn mạnh lại những cảm xúc tiêu cực của bạn khi chưa có giải pháp từ sản phẩm : Bạn hãy hỏi họ những câu kiểu như “Do you feel like me, it’s truly terrible….” Kiểu kiểu thế, bằng cách này bạn đang thật sự đưa họ vào cùng cảm xúc của bạn khi cần đến giải pháp là mua sản phẩm.
- Hãy dùng mọi yếu tố có thể để chứng tỏ bạn là người thật : Vì sao họ phải tìm đến những bài review ? Vì người ta muốn đọc những trải nghiệm, đánh giá của người thật chứ không phải từ chính thương hiệu đó nói.
Vì vậy bạn hãy luôn nhớ sử dụng đại từ nhân xưng là “you” và để hình ảnh người thật, hình ảnh cá nhân nào đấy mà bạn có thể có được. Đây cũng là một yếu tố giá trị trong kỹ thuật “cá nhân hóa” khi làm Affiliate Marketing.
5. Khoanh vùng đối tượng tiềm năng của sản phẩm.
Mình lấy ví dụ bạn đang muốn làm bài review về sản phẩm Ninja Outreach (công cụ hỗ trợ tìm những Influencers trong Niche cụ thể nào đó để tiếp cận họ cho những mục đích business hay White hat SEO). Bạn có thể sẽ nên mở đầu bằng một câu như : “If you plan on sending less than 100 outreach emails/month…”
Đây, bạn đã khoanh vùng được đối tượng tiềm năng bằng một lời mở đầu kiểu như vậy. Nếu bạn làm tốt công đoạn A đó là nghiên cứu đủ sâu về sản phẩm và thị trường của nó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong khâu xác định khách hàng tiềm năng này.
Lợi ích của bước 3 là giúp bạn có những khách hàng tiềm năng chất lượng : dễ hiểu thôi, vì ngay từ đầu, nếu họ không là những ứng viên sáng giá cho tính năng của sản phẩm đang review, họ out ngay khỏi site mà không cần đọc gì thêm.
Còn tiếp...